Việt Nam là nước có dân số đông, đứng thứ 14 trên thế giới với xấp xỉ 93.6 triệu dân, trong đó tỉ lệ đô thị hóa là 31%. Tính đến tháng 1 năm 2017, Việt Nam có đến 50.05 triệu người dùng Internet, chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng Internet được xem là ở mức cao trên thế giới. Số người dùng Mạng xã hội là 46 triệu người, chiếm 48% dân số[1]. Internet và Mạng xã hội đang là mảnh đất “màu mỡ” để chia sẻ thông tin giải trí, cho đến tìm kiếm và kết nối với Luật sư, Bác sĩ, hay để khai thác thông tin quảng cáo, mua bán trực tuyến…
Các công việc thường làm trên mạng của người dùng là kiểm tra email, viếng thăm Mạng xã hội, sử dụng cơ chế tìm kiếm (Google, Coccoc, Bing), tìm thông tin sản phẩm, dịch vụ (khách sạn, quán ăn, Luật sư, Bác sĩ) và nghe nhạc, xem video. Các nền tảng Mạng xã hội được nhiều người quan tâm là Facebook, YouTube, Facbook Messenger, Google+, Zalo, Instagram, Twitter, Skype, Viber.
Ở lĩnh vực thương mại điện tử, tỉ lệ người dùng thường xuyên tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi mua là 48%, truy cập các trang bán lẻ là 43%, giao dịch sản phẩm và dịch vụ là 39% và cùng 29% người dùng giao dịch sản phẩm bằng máy tính (laptop) và điện thoại (mobile). Có 33.26 triệu người mua bán online với tổng giá trị thị trường là 1.8 tỉ USD. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển ở phía trước.
Trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, Internet và các các Mạng xã hội đã và đang thay đổi các khía cạnh hoạt động của ngành này trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư ngày càng sử dụng nhiều các công cụ truyền thông tương tác trên Internet và Mạng xã hội để hỗ trợ hoặc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp như giao tiếp và tương tác với khách hàng. Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Cốc Cốc và mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, Twitter, và YouTube ngày nay đã là các công cụ Marketing chủ lực giúp các Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư có thể quảng bá và phát triển thương hiệu, cũng như giới thiệu dịch vụ pháp lý của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau.
Lợi thế lớn nhất của việc quảng bá qua Internet và Mạng xã hội là nó có thể giúp tiếp cận một nguồn khách hàng tiềm năng khổng lồ trong một khoảng thời gian nhanh nhất, và lợi thế này đang được một số Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư sử dụng một cách rất hiệu quả. Ví dụ, kết quả tìm kiếm từ “Luật sư” trên Google trong chỉ 0.65 giây cho ra 782.000 kết quả, trong đó có rất nhiều kết quả từ quảng cáo (Ads) được Google chọn hiển thị tại những vị trí người tìm kiếm dễ chú ý nhất. Một số trang facebook cá nhân của các Luật sư nổi tiếng có hàng chục nghìn người theo dõi (followers), và một số dòng trạng thái (status) nêu quan điểm pháp lý của họ về một chủ đề nóng bỏng nào đó của xã hội có thể thu hút hàng nghìn lượt tương tác (thích hoặc bình luận).
Với các dự báo lạc quan về số người dùng Internet và Mạng xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới và thương mại điện tự sẽ vào giai đoạn bùng nổ tại Việt Nam, đây chắc chắn sẽ tiếp tục là công cụ đắc lực cho các Luật sư và và tổ chức hành nghề Luật sư. Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư nào làm quen và sử dụng hiệu quả các công cụ này sẽ nắm giữ lợi thế trong một thị trường dịch vụ pháp lý hiện đại nơi mà khách hàng ưa thích việc tìm kiếm, đặt hẹn và tương tác trực tuyến với Luật sư hơn là sử dụng các cách thức truyền thống như trước đây.
iLAW – Cổng thông tin tìm kiếm Luật sư Xây dựng miễn phí Trang thông tin giới thiệu về Luật sư. Cung cấp thông tin đến khách hàng đang tìm kiếm Luật sư. Đăng ký tham gia tại: https://i-law.vn/danh-cho-luat-su |