LEGALTECH: CÔNG NGHỆ PHÁP LÝ – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

Cùng với bước tiến nhanh và mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một loạt những công nghệ mới đã ra đời, trong đó có công nghệ pháp lý. Tuy còn là một khái niệm chưa mấy quen thuộc nhưng công nghệ pháp lý hay còn gọi là Legaltech đã âm thầm mang lại những thay đổi đáng kể cho đời sống pháp lý của tất cả chúng ta. Nhận thức được tầm quan trọng của Legaltech và mong muốn đem đến một cái nhìn toàn cảnh liên quan đến thuật ngữ này, iLAW trân trọng giới thiệu chuỗi bài viết về Legaltech – một công cụ hết sức đắc lực cho bất cứ ai đang sống và làm việc theo pháp luật .

 

1. Bối cảnh công nghệ hiện nay và Legaltech 

Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nền công nghệ 4.0, là nền tảng cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Nhu cầu về kiến thức của con người, từ đó càng được mở rộng, tầm nhìn về mọi thứ trở nên không giới hạn. Đồng thời, các ngành dịch vụ sẽ tiếp cận được các khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng. 

Pháp luật là một phần không thể tách rời khỏi xã hội, nó được lập ra để duy trì cũng như điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách có trật tự. Cũng vì thế nhu cầu tìm kiếm, am hiểu pháp luật, các vấn đề pháp lý phát sinh trong xã hội, thủ tục hành chính được rất nhiều người quan tâm. Nhưng nếu phải tự mình đi phải tìm tòi nghiên cứu thì mất thời gian khá lâu để có thể hiểu tường tận, cặn kẽ một quan hệ pháp luật nào đó. 

Hơn hết việc tìm kiếm cho mình một người đáng tin, am hiểu để tư vấn pháp lý cho mình cũng trở nên khá bế tắc nếu như xung quanh không có ai thân tín giới thiệu thậm chí không có nguồn tin đáng tin cậy để tham khảo. Thêm vào đó nhu cầu giải quyết tranh chấp hay các vấn đề pháp lý tuy gần gũi nhưng thông thường khách hàng chỉ tìm đến các công ty Luật, hay văn phòng Luật sư để được tư vấn khi nó đã trở nên khá nghiêm trọng, và ngành pháp lý cũng là ngành khá nhạy cảm với một số người vì thế việc tìm kiếm khách hàng đối với các công ty hay văn phòng Luật sư cũng là một vấn đề nan giải.  

Hiểu được điều này, để đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như sự thiết yếu của sự phát triển ngành pháp lý mà Công nghệ pháp lý (Legal Tech) ra đời nhằm kết đáp ứng nhu cầu của con người trong vấn đề kết nối khách hàng, Luật sư, các vấn đề pháp lý lại với nhau. 

2. Khái niệm của Legaltech 

Áp dụng công nghệ 4.0 vào các ngành nghề truyền thống ngành nhằm mở rộng sự kết nối giữa nhà cung cấp với người có nhu cầu, công nghệ pháp lý hay còn gọi là “Legaltech” là một trong những ngành công nghệ mới nổi trên thế giới cùng với ngành công nghệ tài chính (fintech), công nghệ bảo hiểm (insure tech) công nghệ giáo dục (edtech),… 

Công nghệ pháp lý (Legal Tech) và công nghệ quy định (regulation technology hay gọi tắt là regtech) mặc dù tên gọi gần giống nhau nhưng lại mang hàm ý khác nhau. Trong khi regtech là ngành công nghệ hướng tới mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề về áp dụng quy định pháp lý trong ngành tài chính, ngân hàng, thì Legaltech hướng tới giải quyết các vấn đề pháp lý rộng lớn giữa các công ty luật và các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật.

Một cách tổng quát, Legaltech là từ viết tắt của Legal Technology, chỉ việc sử dụng công nghệ trong các dịch vụ pháp lý để tạo ra:

– Các dịch vụ trực tuyến làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu đi đến lĩnh vực pháp lý theo hình thức truyền thống nhất của nó;

– Các dịch vụ trực tuyến giúp đẩy nhanh các thủ tục và việc quản lý các công việc của những người thực hành pháp luật chuyên nghiệp (luật sư, thẩm phán,…) nhằm giảm chi phí và thời gian;

– Các dịch vụ trực tuyến giúp đơn giản hóa và thay đổi hình thức liên hệ giữa các chuyên gia pháp lý và khách hàng tiềm năng.

3. Lawtech và Legaltech có khác biệt gì?

Sự ra đời của công nghệ kéo theo là sự chuyển đổi của ngành luật tạo điều kiện cho nhiều khái niệm về công nghệ trong ngành pháp lý ra đời. Kể làn sóng Legaltech xuất hiện vào năm 2017, các khái niệm liên quan tới Legal Tech trở nên phổ biến và đa dạng, và khi mới các phiên bản mới của nó đã bắt đầu xuất hiện. Tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, thuật ngữ Lawtech cũng được phổ biến rộng rãi tới khách hàng. 

Trên thực tế, đối với Hiệp hội Luật của Anh và xứ Wales, chỉ sử dụng thuật ngữ Lawtech khi nhắc đến công nghệ pháp lý. Ta phân biệt hai khái niệm như sau:

– Legaltech là giải pháp cho các luật sư làm công việc của họ rẻ và hiệu quả hơn

– Lawtech bản thân là nhiệm vụ của bộ phận pháp chế (dịch vụ tư pháp) cho các công ty nhỏ thay thế cho luật sư.

Đồng quan điểm với định nghĩa trên, có những quan điểm nêu nhấn mạnh ý tưởng về Legaltech là công cụ cho luật sư và Lawtech là định nghĩa về các công cụ thay thế luật sư, với sự đóng góp không nhỏ của trí tuệ nhân tạo và các kỹ thuật khoa học máy tính khác. Về nghề luật sư, các luật sư có kỹ năng công nghệ, sẵn sàng thích ứng với sự mở cửa của thị trường pháp lý mới hoặc chuyên ngành do thay đổi công nghệ, cũng có thể tìm thấy các cơ hội thị trường sinh lợi bằng cách theo đuổi các vụ kiện tụng cấp thấp có thể được giải quyết dễ dàng và rẻ hơn thông qua công nghệ pháp lý.

Đối với các nhà nghiên cứu, Lawtech là một khái niệm rộng hơn Legaltech vì Lawtech được liên kết nhiều hơn với các công nghệ văn phòng hỗ trợ như hệ thống kế toán và liên kết ít hơn với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo hoặc hệ thống chuyên gia liên quan đến luật sư, tòa án trực tuyến ,…. mà vào năm 1980 được coi như là những trọng tâm còn lưu ý . Các nhà nghiên cứu cũng xem Legaltech là công nghệ phù hợp áp dụng vào các khía cạnh của lĩnh vực pháp lý, trong khi đó Lawtech có tính cởi mở, dễ tiếp cận với đa dạng ngành nghề. Tuy nhiên, khác với khái niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra, khảo sát dữ liệu cho thấy Lawtech là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các công nghệ nhằm hỗ trợ, bổ sung hoặc thay thế các phương pháp truyền thống nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc cải thiện cách thức hoạt động của hệ thống tư pháp.

4. Vai trò của Legaltech 

Trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động của nền công nghệ 4.0 đang tăng tốc độ phát triển, việc ứng dụng Legaltech tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Pháp luật ngành tư pháp nói chung ngành công nghệ pháp lý nói riêng cần có cho mình sự phát triển toàn diện để có thể quản lý tốt nhất các quan hệ xã hội. 

Hơn hết, nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người cũng được quan tâm hơn bao giờ hết, thêm vào đó là mở cửa hội nhập toàn cầu làm phát sinh các hành lang pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích và thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Chính vì vậy sự phát triển của Legaltech sẽ giúp cho mọi người có thể tiếp cận pháp luật một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi ích bản thân một cách kịp thời. 

Hơn nữa trong ngành thế giới mở thì sự phát triển Legaltech sẽ giúp cho các Công ty Luật, các Luật sư có thể dễ dàng tìm và kết nối đến khách hàng. Đồng thời cũng giúp các khách hàng có cái nhìn tổng quan về pháp luật khi tìm hiểu giải quyết chuyên sâu, nâng cao nhận thức về các vấn đề pháp lý trước khi quyết định tìm đến Luật sư tư vấn và có thể dễ dàng tìm được Luật sư tư vấn phù hợp cho mình. Chính vì thế, chất lượng dịch vụ các ngành pháp lý sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao để phục vụ tốt hơn cho quý khách hàng.

Nói tóm lại, ngành Legaltech ra đời là sự tất yếu trong thời đại kỷ nguyên số để có thể đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người về mặt hỗ trợ pháp luật cũng như là cầu nối giữa các vấn đề pháp lý, Luật sư và khách hàng, những người có nhu cầu tìm kiếm các thông tin về pháp luật.

5. iLAW cổng thông tin trực tuyến giúp tìm kiếm Luật sư

Nhận thấy được nhu cầu của khách hàng trong việc tiếp cận pháp luật cũng như sự kết nối giữa khách hàng và luật sư, đồng thời cung cấp thêm thông tin tin cậy cho khách hàng tham khảo khi đưa ra quyết định chọn luật sư phù hợp với mình, Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh (iLAW) là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ tìm kiếm và đặt lịch hẹn trực tuyến với các Luật sư online thông qua website www.i-law.vn.

iLAW hợp tác với +5.000 Luật sư uy tín trên toàn quốc. 

iLAW cung cấp cho người dùng một phương thức đáng tin cậy và thuận tiện để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý. iLAW tự hào là cổng thông tin trực tuyến giúp người dùng tìm kiếm những Luật sư đầu tiên tại Việt Nam với hơn 5000 Luật sư uy tín đang cộng tác. Chúng tôi cung cấp cho người dùng một phương thức đáng tin cậy và thuận tiện để tiếp cận và liên hệ với những Luật sư nổi tiếng và uy tín nhất.

Mạng lưới phủ sóng 63 tỉnh thành

Với đội ngũ hơn 5000 Luật sư uy tín với các chuyên môn lĩnh vực khác nhau trên iLAW phủ sóng 63 tỉnh thành toàn quốc, quý khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn những Luật sư có chuyên môn cao gần mình nhất thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi, tránh lãng phí tiền, thời gian và sức lực.

+30.000 Câu hỏi tư vấn pháp luật miễn phí

Để có thể tìm hiểu thêm các vấn đề về pháp luật, khách hàng có thể đọc các bài viết, chia sẻ về các vấn đề pháp luật khác nhau có trên website của iLAW. Và hơn hết nếu muốn được tư vấn ban đầu với các Luật sư có chuyên môn Quý Luật sư có thể gửi các câu hỏi và nhận được câu trả lời miễn phí từ các Luật sư trên iLAW. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *